Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Món rau sống khoái khẩu liệu có an toàn

Rau sống là một thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe tuy nhiên nhiều khi ăn rau sống có thể gây ra những tác hại nhất định đến sức khỏe không ngờ được.

Các loại rau gia vị như rau mùi, xà lách, rau răm, kinh giới...được gọi là rau sống. Ăn các loại rau này rất tốt cho sức khỏe, đơn giản vì lương vitamin A,E,C và nhiều yếu tố vi lượng khác.  Tuy nhiên ngoài những lợi ích và dinh dưỡng mà nó mang lại, nhưng đôi khi không lưu ý rau sống có thể gây ra những tác hại nhất định đối với sức khỏe.
Rau sống chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng

Không ai phủ nhận rau sống nói chung là món ăn được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, cũng vì được ưa thích và tiêu thụ nhiều mà người trồng rau cũng không “ngần ngại” tưới các loại hóa chất để rau phát triển nhanh. Hơn nữa, nhiều người trồng rau còn thay vì dùng nguồn nước sạch lại dùng nước bị ô nhiễm để tưới cho rau nên nguy cơ các loại rau sống chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại chưa bị tiêu diệt là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Các loại rau sống này mặc dù sống ở trên cạn nhưng cũng bị nhiễm độc như các loại rau sống dưới nước, thậm chí còn có tàn dư của các loại thuốc trừ sâu, ấu trùng giun sán như: giun móc, giun đũa, sán lá gan… đều là những mối nguy hại cho sức khỏe con người. Những hóa chất, vi khuẩn gây hại này khi vào cơ thể người có thể gây các bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm đường tiêu hóa; giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng gây thiếu máu, thiếu vitamin A, B, C… làm người nhiễm bị suy nhược cơ thể.

Nếu ở thể nặng, người nhiễm bệnh còn có thể gặp biến chứng, gây nguy hiểm cho tính mạng. Trứng giun đũa vào ruột non người nở thành ấu trùng, xâm nhập thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể. Khi ấu trùng tấn công não, tim, phổi, mắt sẽ dẫn đến tình trạng co giật, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, liệt chi dưới, viêm não, màng não và có thể gây giảm thị lực dẫn đến mù mắt nếu không phát hiện kịp thời.

Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm khoa Ký sinh trùng, Đại học Y Hà Nội cho biết nhiều người cho rằng chỉ các loại rau trồng dưới nước mới nhiễm ký sinh trùng. Tuy nhiên, thực tế rau trồng trên cạn cũng bị nhiễm. Đó là do tập quán tưới rau bằng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý gồm nước bẩn từ chất bài tiết của con người, nước vệ sinh từ nhà bếp, nước từ mương ao, cống rãnh nhiễm bẩn… Chính vì thế nếu mọi người có thói quen ăn rau sống sẽ có nguy cơ nguy hiểm sức khỏe cao.

Ăn rau sống có thể gây ra những tác hại nhất định đối với sức khỏe. Ảnh minh họa

Những người tuyệt đối không nên ăn các loại rau sống

Các loại rau sống không được khuyến khích tiêu thụ nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có những người tuyệt đối không nên ăn một vài loại rau sống vì nó cực kì có hại cho sức khỏe.

Rau xà lách

Rau xà lách chứa rất nhiều muối khoáng với những nguyên tố kiềm cùng một lượng khá cao magie, có thể giúp cho cơ thể tỉnh táo, giảm stress, tăng cường chức năng não và các mô cơ.

Tuy vậy, không phải ai cũng có thể ăn loại rau nhiều ưu điểm này. Đối với những người đang dùng thuốc chống đông máu có hàm lượng vitamin K cao, nếu ăn nhiều xà lách sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến chứng huyết khối (máu đông cục).

Rau răm

Rau răm là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn. Tuy nhiên, ăn nhiều rau răm thì sinh nóng rét, thương tổn đến tủy, làm giảm tinh khí, giảm ham muốn tình dục, kém cường dương, tráng khí... Do đó, nam giới không nên ăn quá nhiều rau răm.

Ngoài ra với phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu tuyệt đối không ăn rau răm, vì dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.

Rau mùi

Rau mùi chứa một số tinh dầu dễ bay hơi kích hoạt các cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Ngoài ra, trong rau mùi có các chất oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các vấn đề về gan. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn ăn rau mùi với số lượng vừa phải, nếu ăn quá nhiều, các thành phần trong rau sẽ làm việc ngược lại, tăng bài tiết mật và cuối cùng là làm tổn hại đến gan.

Đặc biệt, rau mùi còn có thể gây hại đối với trái tim vì nó có thể làm cho huyết áp giảm xuống thấp đột ngột, gây ra hiện tượng choáng váng, sau đó bất tỉnh. Vì vậy, những người bị bệnh tim không nên ăn rau mùi để tránh bệnh trầm trọng.

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Ngày trái đất - Ngày đó và bây giờ

Ở Mỹ ngày 22/4/1970 được coi là ngày trái đất, vào ngày này hàng triệu người đổ xuống đường tuần hành nâng cao ý thức kêu gọi người dân chú ý tới tình trạng ô nhiễm môi trường, không khí và nước.

Ngày trái đất hiện nay không phải chỉ có 1 ngày, vì nhận ra ý nghĩa to lớn của nó mà các quốc gia đã mở rộng sự kiện này ra cả 1 tuần. Tuy nhiên ý nghĩa của nó không còn được như xưa.

Bà Kathleen Rogers, chủ tịch Mạng lưới Ngày Trái Đất, phát biểu với kênh NBC News: “Ngày Trái Đất bây giờ trở thành sự kiện phi tôn giáo lớn nhất thế giới. Chúng ta có hơn một tỷ người tham gia từ 192 quốc gia. Tôi cho rằng Ngày Trái Đất vẫn rất cần thiết”.



Một người dân nhặt lon bia và soda trên đường phố New Jersey, Mỹ vào Ngày Trái Đất đầu tiên năm 1970.

Từ khi mới ra đời, những lời kêu gọi hành động gắn liền với Ngày Trái Đất đã có ảnh hưởng lớn đến môi trường. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), tổng lượng 6 loại chất gây ô nhiễm không khí đã giảm hơn 60% kể từ năm 1980. Về nước, trước khi Đạo luật Nước sạch được thông qua năm 1972, Mỹ chỉ có 1/3 lượng nước đủ an toàn để bơi lội và nuôi cá. Hiện nay, tỷ lệ đó đã tăng lên 2/3. Về đất, chương trình Superfund của EPA đã chi hàng chục tỷ USD từ năm 1980 để dọn các khu vực chất thải độc hại.

Tuy vậy, bà Rogers thừa nhận phong trào môi trường vẫn đối mặt với những thách thức lớn không kém thách thức ô nhiễm dẫn tới hình thành Ngày Trái Đất cách đây 45 năm. Chỉ khác ở chỗ là vấn đề môi trường ngày nay âm ỉ hơn và khó nhận thấy hơn, ví dụ như vấn đề biến đổi khí hậu.

Vào những năm 1970, việc xác định nguồn ô nhiễm và hành động giải quyết nguồn ô nhiễm dù tốn kém nhưng thực hiện tương đối đơn giản. Chính sách về môi trường là một vấn đề được lưỡng viện Mỹ đồng lòng. Chính Tổng thống Richard Nixon, một người phe Cộng hòa, đã thành lập EPA dưới sự ủng hộ của quốc hội do phe Dân chủ kiểm soát.

Thế nhưng, chính sách môi trường ngày nay lại có tính chất đảng phái dữ dội. Một phần là do các biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu có thể gây ra hậu quả kinh tế trên diện rộng. Mới tuần trước, Chủ tịch Ủy ban Khoa học của Hạ viện Mỹ Lamar Smith (phe Cộng hòa) đã chỉ trích Tổng thống Barack Obama vì ông cam kết giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ông Smith cho rằng cam kết này là “sự bấu víu quyền lực” và sẽ khiến cho nước Mỹ bị tổn hại lâu dài chỉ vì chút lợi ích ít ỏi về mặt môi trường.

Mâu thuẫn gay gắt về biến đổi khí hậu khiến một số chuyên gia hoài nghi về tính hữu ích thực tế của chiến dịch Ngày Trái Đất trên toàn cầu. Ông Paul Ehrlich thuộc Trung tâm Bảo tồn biến dị gen của Đại học Standford nói: “Ngày nay, phần lớn những thứ được gọi là phong trào môi trường lại do các ngành công nghiệp bảo trợ. Ngày Trái Đất giờ chỉ còn kiểu hô hào như chúng ta cùng tập trung lại và tái chế. Những biến đổi mà chúng ta đối mặt vượt quá khả năng của một chương trình Ngày Trái Đất bình thường”. Ông Lester Brown, sáng lập viên Viện Chính sách Trái Đất, cho rằng nếu có nguồn năng lượng nào sạch hơn xuất hiện thì đó là vì vấn đề kinh tế chứ không phải vì môi trường.

Thực tế cũng chỉ ra điều này. Nếu như trước kia, mỗi sự kiện Ngày Trái Đất là một cuộc tuần hành lớn, biến chủ nghĩa bảo vệ môi trường thành những hành động thiết thực, có tầm ảnh hưởng rộng. Còn ngày nay, Ngày Trái Đất lại khiến người ta dễ nhầm với một lễ hội âm nhạc, hội chợ sinh thái hay các bữa tiệc tái chế - nơi mà người ta đến để vui chơi, giải trí nhiều hơn là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Ví dụ như tại National Mall ở Mỹ, Dự án chống đói nghèo toàn cầu ngày 18/4 vừa tổ chức một buổi hòa nhạc hoành tráng nhân sự kiện Công dân Toàn cầu Ngày Trái Đất 2015. Sự kiện này thực ra chỉ có một chút môi trường trong đó: Nguồn điện dùng cho buổi hòa nhạc là năng lượng mặt trời. Trong khi đó, người tham gia quá đông đến nỗi những thùng rác đặt tại khu vực không đủ để đựng rác thải của hàng trăm nghìn người xả ra. Hậu quả là, rác chất ngập quanh các thùng đã đầy ự. Ngoài ra, để phục vụ cho những người tham gia, có hàng chục xe tải bán thức ăn đựng trong thứ hộp nhựa xốp có hại cho môi trường.

Do đó, để Ngày Trái Đất còn giữ nguyên ý nghĩa thiết thực, có lẽ mỗi người cần phải thể hiện bằng những hành động cụ thể hàng ngày, thay vì chỉ hưởng ứng theo phong trào và hô hào suông.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Qui hoạch bảo vệ môi trường theo 2 cấp độ

Nghị định 18/2015 về qui hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược và kế hoạch bảo vệ môi trường vừa được chính phủ ban hành.


Nghị định được chính phủ ban hành qui hoạch bảo vệ môi trường được lập phù hợp với qui hoạch trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn đầu 2021-2030 , tầm nhìn chiến lược đến năm 2040 theo 2 cấp độ là qui hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh và qui hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia.



Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm những nội dung chính: Diễn biến, mục tiêu quản lý môi trường rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; thực trạng môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông; mục tiêu và các giải pháp bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông; thực trạng phát thải khí và chất lượng môi trường không khí; mục tiêu và giải pháp quy hoạch đối với các hoạt động phát triển có nguồn phát thải khí lớn; thực trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường đất; mục tiêu và các giải pháp phòng ngừa suy thoái, ô nhiễm môi trường đất, phục hồi các vùng đất bị ô nhiễm, suy thoái; thực trạng ô nhiễm môi trường nước; mục tiêu và các giải pháp quản lý nước thải và bảo vệ môi trường nước...



Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được lập dưới hình thức báo cáo riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng phải thể hiện được các nội dung chính giống như quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia với yêu cầu chi tiết hơn gắn với vị trí địa lý, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương lập quy hoạch.



Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường dưới hình thức lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh cũng phải thể hiện được các nội dung chính giống như quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia với yêu cầu chi tiết hơn gắn với vị trí địa lý, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương lập quy hoạch. Trong đó, các nội dung về nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường, trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các nội dung tương ứng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.



Nghị định cũng quy định cụ thể việc thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường. Theo đó, đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan tổ chức thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường thành lập. Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường dưới hình thức lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thẩm định đồng thời với việc thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh.



Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định rõ, đối tượng phải thực hiện báo cáo đtm gồm: các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; dự án có sử dụng đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển; các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại, làng nghề và các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác; dự án xây dựng cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế khác có quy mô từ 50 giường trở lên; dự án xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng; dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân; dự án khai thác, chế biến khoáng sản rắn có sử dụng hóa chất độc hại hoặc vật liệu nổ công nghiệp; dự án chế biến, tinh chế kim loại màu...



Chủ các dự án trên có trách nhiệm tự thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện báo cáo đtm và các thông tin, số liệu được sử dụng trong báo cáo đtm.



Trong quá trình thực hiện báo cáo đtm, chủ dự án phải tiến hành tham vấn UBND xã, phường, thị trấn nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án; nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến khách quan, kiến nghị hợp lý của các đối tượng liên quan được tham vấn để hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của dự án đến môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học và sức khỏe cộng đồng.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Sau 15 năm đình trệ, dự án xử lý nước thải đã được khởi công

Vì vướng phải đình trệ giải phóng mặt bằng, nhà máy xử lý nước thải Tham Lương, bến cát, quận 12 được phê duyệt năm 2001 và khởi công vào dịp 30/4

UBND TP HCM vừa đồng ý cho chủ đầu tư điều chỉnh diện tích dự án Nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tham Lương - Bến Cát (giai đoạn 1) từ 13 ha xuống còn 5,5 ha (giảm gần 3 lần). Trong đó, diện tích khuôn viên giai đoạn 1 chỉ còn hơn 2,3 ha.

Thành phố yêu cầu UBND quận 12 dứt điểm việc bồi thường trong phần diện tích xây dựng vừa được điều chỉnh để bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư. Khi hoàn thành, quận này phải tiếp tục công tác bồi thường giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 của dự án.



Mô hình nhà máy xử lý nước thải Tham Lương


Sở Tài nguyên và Môi trường cũng được giao nhiệm vụ cắm ranh mốc, điều chỉnh, công bố quy hoạch, thu hồi và bàn giao mặt bằng xây dựng giai đoạn 1 của nhà máy để chủ đầu tư khởi công vào ngày 30/4.

Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát tại phường An Phú Đông (quận 12) theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) được Thủ tướng phê duyệt năm 2001. Do vướng giải phóng mặt bằng vì mức giá đền bù thấp nên thời gian khởi công liên tục bị trễ hẹn. Để nhanh chóng đưa vào xây dựng, năm 2014, nhà đầu tư đã làm đơn xin thu hẹp diện tích xây dựng, loại bỏ phần lớn mặt bằng còn vướng mắc.

Theo thiết kế, sau khi hoàn thành giai đoạn 1, nhà máy hoạt động với công suất 131.000 m3 một ngày đêm. Xong giai đoạn 2, công suất được nâng lên 250.000 m3.

Kênh Tham Lương - Bến Cát dài gần 33 km chảy qua 8 quận, huyện và là một trong 5 hệ thống kênh lớn của TP HCM. Sau khi Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hủ - Bến Nghé được cải tạo xong, hệ thống kênh Tham Lương - Bến Cát thành điểm đen mới về ô nhiễm môi trường. Hiện, dự án cải tạo dòng kênh do Trung tâm chống ngập TP triển khai cũng bị chậm tiến độ khi thiếu vốn và vướng giải phóng mặt bằng.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Công nghệ xử lý nước cao cấp được Nhật đem ra khoe


Nên kinh tế phát triển, kéo theo đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước ngày càng nghiêm trọng , việc tìm ra giải pháp xử lý nươc thải hiệu quả , đáp ứng tình trạng kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các ngành chức năng cũng như đại bộ phận dân cư mà còn là của các doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, Triển lãm quốc tế về Công nghệ Ngành nước lần thứ tư - Vietwater 2012 (Trung tâm Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội) đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân thủ đô trong những ngày qua.

Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu về thông tin, hay giới thiệu những công nghệ mới trong lĩnh vực cấp nước và thiết kế hệ thống xử lý nước thải, Vietwater 2012 còn là dịp để các chuyên gia, các nhà lãnh đạo và người tiêu dùng tìm kiếm giải pháp cho những thách thức về môi trường nước.

Theo quan sát của phóng viên Vietnam+, nổi bật trong các gian hàng trưng bày tại Vietwater 2012 là những doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, với những giải pháp linh hoạt, dễ áp dụng cũng như đạt hiệu quả cao, đồng thời quan trọng là với chi phí không quá đắt đỏ.

Tại triển lãm, Công ty Kobelco Eco-Solutions Việt Nam đã giới thiệu với khách thăm quan các giải pháp môi trường đáp ứng các nhu cầu thực tiễn. Trong lĩnh vực xử lý nước thải, Kobelco cung cấp hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, thiết bị khử mặn, xử lý bùn, xử lý nước cấp và nước thải đô thị...



Nhiều khách thăm quan tìm hiểu thông tin của Kobelco.



Ở lĩnh vực xử lý nước thải và tái chế chất thải, Kobelco cũng giới thiệu các lò đốt nóng chảy và khí hóa rác thải đô thị, lò đốt rác thải đô thị, nhà máy xử lý sinh khối... mà đơn vị này xây dựng, lắp đặt, được đánh giá cao trên thế giới.

Trong khi đó, Công ty Swing Water (được thành lập bởi Mitsubishi, Ebara và JGC) lại đem đến triển lãm những công nghệ Nhật Bản hàng đầu trong xử lý nước thải như tư vấn thiết kế, công nghệ, thi công xử lý nước thải, nước cấp.

Ngoài ra, Swing Water cũng cung cấp các thiết bị xử lý nước thải như máy ép bùn, hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý nước như polyme, than hoạt tính, Ebagros U-700...



Hệ thống tách nước bùn của Swing Water. 



Nói về hệ thống tách nước bùn hiệu quả sử dụng kết hợp hóa chất Ebagros U-700, Kỹ sư Dương Văn Tú (Phòng kỹ thuật xử lý nước thải của Swing Water Việt Nam) cho hay, khi áp dụng giải pháp có Ebagros U-700, có thể giảm 16% tỷ lệ nước đối với các loại bùn khó tách nước.

Nếu so sánh lượng bùn thải phát sinh, có thể giảm 50% trọng lượng khi sử dụng Ebagros U-700 cũng như giảm chi phí xử lý nước thải và điện năng tiêu thụ.

Về phần mình, Toshiba lại đem đến hệ thống quản lý thông tin cấp nước nhằm thu thập, lưu trữ, giám sát các thông số đo về lưu lượng cấp nước, áp suất, chất lượng nước nhằm thực hiện quản lý mạng lưới đường ống cấp nước một cách có hiệu quả.

Triển lãm Vietwater 2012 mở màn từ 6/11 và kéo dài tới ngày 8/11/2012. Sau triển lãm, những doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức quan tâm đến các công nghệ và giải pháp về ngành nước của các doanh nghiệp Nhật có thể liên hệ trực tiếp với các công ty, hầu hết đều đã thành lập công ty hoặc mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, hoặc truy cập vào trang congtynhatban.info để biết thêm chi tiết.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Tẩy chất độc dioxin cần trên 250 triệu

Chất độc hóa học do lính Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đã được văn phòng ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả vào ngày 21-10 phối hợp với chương trình phát triên UNDP tổ chức hôi thảo "Đánh giá thực trạng ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa."


Khảo sát hiện trạng ô nhiễm tại sân bay Biên Hòa.



Trên 250.000 m3 đất bị ô nhiễm

Theo Văn phòng Ban Chỉ đạo 33, trong chiến tranh tại Việt Nam (từ tháng 12-1969 đến tháng 3-1970), ở sân bay Biên Hòa đã để xảy ra 4 vụ tràn chất độc hóa học từ các bể chứa. Trong đó, 2 vụ tràn chất trắng với khối lượng 2.500 lít; 2 vụ tràn chất da cam với khối lượng 25.000 lít.

Các chuyên gia ước tính tại đây có khoảng trên 75.000 m3 đất bị ô nhiễm. Thế nhưng, kết quả khảo sát mới đây nhất cho thấy khối lượng đất, trầm tích nhiễm chất độc hóa học ở đây có thể lớn hơn 250.000 m3, trong điều kiện có kinh phí cũng phải mất hơn 5 năm mới xử lý hết ô nhiễm.

Cũng theo Ban Chỉ đạo 33, từ khi lượng lớn chất trắng và chất da cam từ các bể chứa bị tràn ra ngoài đến một thời gian dài sau đó, nồng độ dioxin trung bình tại sân bay Biên Hòa được xác định là khoảng hơn 35.000 ppt; nồng độ dioxin trong máu của những người thường xuyên tiếp cận với “điểm nóng” này, đặc biệt là những người đánh bắt cá trong sân bay Biên Hòa là 2.000 ppt, trong khi tỉ lệ cho phép của WHO là 10 ppt. Đây là những yếu tố để xác định sân bay Biên Hòa bị ô nhiễm dioxin nặng nhất, lâu nhất và lớn nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới.

“Khoảng 250.000 m3 đất tại TP Biên Hòa bị ô nhiễm dioxin với nồng độ từ 1.000 ppt đến hơn 1 triệu ppt” - ông Lê Kế Sơn, Giám đốc Ban Chỉ đạo 33, nói.

Khó và lâu dài

Theo đại diện Bộ Quốc phòng, những năm qua, với nguồn kinh phí khoảng 73 tỉ đồng, bộ đã xử lý gần 100.000 m3 đất trên diện tích 4,3 ha bằng phương pháp chôn lấp cô lập, cách ly hoàn toàn đất nhiễm với môi trường bên ngoài, ngăn không cho dioxin phát tán vào môi trường.

Ông Bakhodir Burkhanov, Phó Giám đốc UNDP, cũng cho biết từ năm 2009, UNDP đã tăng cường hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam nhằm xử lý ô nhiễm dioxin ở các điểm nóng. Tại TP Biên Hòa, UNDP đã tiến hành đánh giá ô nhiễm dioxin ở các khu vực trong sân bay để xác định quy mô và phạm vi của ô nhiễm, đồng thời thử nghiệm 3 công nghệ xử lý dioxin tiềm năng trong phòng thí nghiệm cũng như trên thực tế, hoàn thành các biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn sự lây lan của dioxin đến các vùng xung quanh.

Tuy nhiên, ông Lê Kế Sơn lưu ý trong khi nhiều nước trên thế giới đã áp dụng công nghệ sinh học, hóa học đểxử lý dioxin thì ở Việt Nam, do mức độ ô nhiễm quá nặng, diện tích ô nhiễm lớn và thời tiết khắc nghiệt nên những công nghệ này khi đem thực hiện đều không mang lại thành công như mong muốn.

“Với khối lượng đất, trầm tích được ước tính bị ô nhiễm, chúng ta phải cần đến khoản kinh phí trên 250 triệu USD mới có thể xử lý trong thời gian nhiều năm” - ông Sơn khẳng định.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Công ty xả nước thải ra môi trường bị bắt quả tang tại trận


Vừa qua vào lúc 20h ngày 2/1 , Công ty TNHH VP Components Việt Nam vừa bị phòng CS phòng chống tội phạm về môi trường phối hợp với đồn công an khung CN Biên Hòa bắt quả tang tại trận đang thực hiện hành vi lén xả nước thải chưa qua xử lý của công ty vào môi trường.
Tiến hành kiểm tra thực tế, PC49 phát hiện Công ty TNHH VP Components lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cục bộ, sử dụng máy bơm 10 mã lực, gắn với đường ống nhựa bơm xả thẳng ra hệ thống thu gom nước mưa của hạ tầng Khu công nghiệp Amata để thoát ra môi trường. Đoàn kiểm tra còn phát hiện thêm 1 đường ống nhựa khác có chiều dài khoảng 200m để dẫn nước thải từ hệ thống xử lý nước thải cục bộ ra khu đất trống gần cổng ra vào của công ty.

Công ty Components xả lén nước thải chưa qua xử lý công nghệ  ra môi trường

Đại diện Công ty TNHH VP Components đã thừa nhận hành vi trên. Việc bơm nước thải được thực hiện liên tục, mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Lin Cheng Gang, Giám đốc công ty. Công ty vẫn chưa có những chứng cứ pháp lý thuyết phục về môi trường

Bước đầu, PC49 đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, đồng thời lấy 2 mẫu nước để phân tích, niêm phong toàn bộ các hệ thống đấu nối để xả thải, yêu cầu Công ty TNHH VP Components tạm ngưng việc xả thải, giữ nguyên hiện trạng cho đến khi có kết luận của cơ quan chức năng.

Components chuyên sản xuất các linh kiện xe đạp, gia công đánh bóng các sản phẩm bằng kim loại, nhôm, inox... Trước đó, năm 2009 công ty này cũng đã bị Công an tỉnh xử phạt vi phạm hành chính 36 triệu đồng về hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, vượt quá tiêu chuẩn quy định; không thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường…

Con số khủng khi tăng thuế môi trường.


BizLIVE - Việc tăng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu lên 300% sẽ giúp tăng thu 10.831 tỷ đồng, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết tại cuộc họp báo chuyên đề về việc giảm thuế nhập khẩu đối với xăng dầu diễn ra vào sáng nay (15/4).






Họp báo chuyên đề về việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu. Ảnh: N.Thảo
Từ ngày 14/4, thuế nhập khẩu với các mặt hàng xăng, dầu sẽ đồng loạt hạ xuống mức 20-25% trong đó riêng mức thuế với nhiên liệu bay sẽ chỉ còn 10%.

Đây là một trong những trong thông tin vừa được Bộ Tài chính chính thức cho biết tối 13/4 trong thông tư số 48/2015/TT-BTC.
Tại cuộc họp báo ông Thi cho biết, việc giảm mạnh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu được quy định tại Thông tư 48/2015, sửa đổi thuế suất nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu.

Theo đó, thuế áp đối với xăng (bao gồm cả các loại xăng, dầu sinh học), dầu hoả giảm từ 35% xuống mức 20%, dầu diezel giảm từ 30% xuống 20%, dầu mazut giảm từ 35% xuống 25% và nhiên liệu bay từ 25% xuống 10%.

Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ giúp giá bán lẻ xăng dầu trước mắt không bị ảnh hưởng bởi quyết định tăng thuế Bảo vệ môi trường (áp dụng từ 1/5) khi thuế đối với xăng tăng từ mức 1.000 lên 3.000 đồng/lít, các loại dầu (trừ dầu hoả giữ nguyên) cũng tăng 300%.

Ông Thi cho biết, trong khi việc giảm thuế nhập khẩu khiến nguồn thu giảm 13.000 tỷ đồng thì việc tăng thuế bảo vệ môi trường lại mang về nguồn thu dự kiến là 10.831 tỷ đồng.

Trước băn khoăn về việc sẽ sử dụng nguồn thu từ việc tăng thuế bảo vệ môi trường vào việc gì, ông Thi cho biết, khoản tăng thu từ thuế bảo vệ môi trường được ông Thi cho biết sẽ sử dụng căn cứ vào Luật ngân sách hiện hành.

Đại diện Bộ Tài chính cũng cho biết rằng, việc điều chỉnh các chính sách thuế đối với mặt hàng xăng dầu phù hợp với chu kỳ điều hành giá bán xăng dầu trong nước và quy định về dự trữ xăng dầu lưu thông bắt buộc theo quy định của Nghị định 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Phù hợp với cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong các Hiệp định thương mại tự do ASEAN, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Trung Quốc. Đặc biệt là nhằm khuyến khích tiêu dùng sản phẩm xăng dầu sản xuất trong nước.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Phản ánh gây ô nhiễm môi trường


Bức xúc những ngày cuối tháng 3 của người dân thị trấn Hát Lót, Mai Sơn khi nhà máy đường liên tục xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng khi khiếu nại thì lãnh đạo công ty CP Mía Đường Sơn La thẳng thừng tuyên bố rằng không xả nước thải gây ô nhiễm môi trường mà có hệ thống xử lý nước thải riêng.

Ông Lèo Văn Thân bên bờ mương Gốc Sung, nước đen kịt. Ảnh: Hồng Bài

Thực tế là ô nhiễm

Trao đổi với PV về tình trạng CTCP Mía đường Sơn La xả thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân, ông Phùng Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hát Lót cho biết: Từ khi CTCP Mía đường Sơn La (nhà máy đường) hoạt động, người dân thị trấn phải hứng chịu tình trạng môi trường nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề. Nghiêm trọng nhất là vụ sản xuất 2013 - 2014, các hộ dân ở TK4, TK5, TK6 liên tục phản ánh, "kêu cứu" chính quyền vì không thể chịu nổi không khí hôi thối nồng nặc và nguồn nước đen đặc của con suối Nậm Pàn. Cá, tôm, cua dưới suối bị chết hết.

Sau khi bị các cơ quan chức năng của Trung ương và tỉnh Sơn La xử phạt, nhà máy đường đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải mía đường, nghe nói khá hoàn chỉnh và hiện đại. Thời gian đầu vụ sản xuất 2014 - 2015, mức độ ô nhiễm có giảm so với mấy năm trước. Tuy nhiên, bước vào tháng 2/2015, nhất là những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 này, tình trạng ô nhiễm môi trường lại tái diễn như trước đây.

Chúng tôi được ông Trần Đại Thắng, Trưởng Công an thị trấn Hát Lót đưa vào suối Nậm Pàn và TK4, TK5. Còn cách con suối Nậm Pằn hơn 300m mà mùi hôi thối đã nồng nặc, khó thở. Đến con mương Gốc Sung, một lạch nước chảy vào suối Nậm Pàn thì chúng tôi phải dừng chân. Một cái khẩu trang chứ hai, ba cái lồng vào cũng không chịu được.

Ông Lò Văn Thân, Tổ trưởng Tổ Đảng xóm 2 TK5 đang dùng cây sào gạt rác trong lòng mương, thấy chúng tôi, nói: Vào mương Gốc Sung, trưa không nuốt nổi cơm đâu. Dân ở đây khổ quá rồi. Kiến nghị, khiếu nại bằng miệng, bằng giấy "gửi" lên cấp trên cũng chẳng thấy nước trong hơn, sạch hơn tí nào. Chán rồi không ý kiến gì nữa, càng ý kiến càng ô nhiễm nặng hơn.

Ông Thắng cho biết, mấy hộ dọc mương sáng nào cũng phải dùng sào khua cho tan, trôi bớt váng đen kết đặc trên mặt nước, thậm chí có hôm phải dùng máy bơm, bơm nước giếng khoan xả vào lòng mương rồi dùng sào khua. Không khí ô nhiễm nặng nhất là buổi chiều khi mặt trời lặn và lúc 1 - 2 giờ sáng. Lúc đó nước từ phía đầu nguồn (nhà máy đường) dồn về, ban ngày nước trong mương lại cạn.

Cụ Đỗ Thị Minh, 85 tuổi, nhà cách mương Gốc Sung hơn 50m, phàn nàn: Buồng ngủ của tôi, các cháu phải dùng bạt quây kín xung quanh. Ngày đeo khẩu trang, đêm nằm ngủ cũng phải đeo khẩu trang. Một thời gian thấy đỡ mùi thối, đã thấy mừng. Hơn tháng nay lại thấy nước mương đen, mùi hôi thối còn nồng nặc hơn năm ngoái (năm 2014). Cứ tình trạng này thì người dân ở đây không thọ được đâu.

Bà Phạm Thị Hằng, Tiểu khu trưởng TK5 cho biết: Cuộc họp đầu năm của tiểu khu, tôi vừa khen nhà máy đường xử lý môi trường khá hơn năm ngoái. Không biết vì sao từ đầu tháng 3 đến nay, tình trạng ô nhiễm lại nặng hơn năm ngoái. Nhà máy đã cam kết với chính quyền, hứa hẹn với dân là không để xảy ra ô nhiễm môi trường nữa. Nhưng, svài lần hứa hẹn là hết vụ sản xuất, còn người dân thì hứng chịu quanh năm, ngày tháng. Mấy năm nay sống trong cảnh ô nhiễm, nhiều người sinh bệnh, ốm đau đi viện, đã có mấy người chết vì ung thư. Mình có tuổi rồi thế nào cũng chịu được, thương lũ trẻ đang tuổi ăn tuổi học, rồi mai sau sức khỏe chúng nó sẽ thế nào.

Cty phủ nhận

Từ TK5, thị trấn Hát Lót, tôi vào Nhà máy Đường Sơn La mà không hẹn trước. Vừa đưa ý kiến phản ánh của người dân, ông Nguyễn Xuân Minh, Tổng Giám đốc CTCP Mía đường Sơn La phủ nhận ngay: Năm 2014, Cty chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải mía đường, tình trạng ô nhiễm là có. Sau đó, Cty đầu tư trên 8,4 tỷ đồng phối hợp với Trung tâm Công nghệ môi trường, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh để xây dựng hệ thống xử lý nước thải mía đường. Hệ thống này thuộc loại hiện đại, với quy trình khép kín, liên hoàn. Nước thải sau sản xuất được lọc, xử lý qua nhiều cung đoạn bằng men vi sinh với hệ thống bể chứa kiên cố, vững chắc, không rò rỉ như: Bể yếm khí, bể hiếu khí, bể chứa nước thải cuối cùng. Sau xử lý, nước thải được quay vòng lại phục vụ cho sản xuất. Vào vụ sản xuất năm 2014 - 2015, Cty đã đưa hệ thống xử lý nước thải mía đường vào hoạt động, vận hành đem lại hiệu quả rất cao. Vì vậy, ý kiến phản ánh của một số người dân, cho rằng nhà máy xả thải ra môi trường gây ô nhiễm là không đúng!

Hệ thống xử lý nước thải hiện đại của CTCP Mía đường Sơn La. Ảnh: Hồng Bài

Hỏi về sự cố xảy ra đầu năm 2015, ông Minh phân bua: Đấy là sự cố mà doanh nghiệp không thể lường trước được. Có thể do nước thải thẩm thấu qua tấm nhựa lót đáy hồ chứa ra môi trường... mới gây ô nhiễm. Điều đó là đúng, Cty đã khắc phục. Còn vụ đầu năm 2014, Cty bị Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường lập biên bản vi phạm hành chính, bị xử phạt gần 440 triệu đồng, là do người dân tự ý vào nhà máy, lấy nước thải đưa ra ngoài để bón cho hoa màu, bị công an phát hiện, hậu quả là Cty bị xử phạt.

“Tôi đã nói với Bí thư Huyện ủy Mai Sơn là, suối Nậm Pàn chảy qua nhiều khu dân cư, nước thải ở chợ, nước thải từ các công trình vệ sinh của hộ dân đều đổ ra suối cũng gây ô nhiễm, gây mùi thối chứ không phải tất cả là do nhà máy đường xả thải ra ngoài gây ô nhiễm”, ông Minh nói và đưa tôi đi xem hệ thống xử lý nước thải mía đường. Đúng là một hệ thống hiện đại, với quy trình xử lý khép kín. Chỉ nhìn thôi cũng biết, nước thải chưa qua xử lý không thể "lọt" ra ngoài được. Vậy, tại sao nước con mương Gốc Sung chảy vào suối Nậm Pàn ở cách nhà máy 4km, lại bị ô nhiễm nặng như vậy. Và, tại sao chỉ ô nhiễm nặng nhất vào lúc nửa đêm? CTCP Mía đường Sơn La còn gây ô nhiễm môi trường nữa không?

Câu trả lời dành cho các cơ quan chức năng tỉnh Sơn La. Chỉ biết rằng, hiện nay hàng nghìn người dân thị trấn Hát Lót mà phần lớn là dân TK4, TK5 và TK6 đang ngày đêm phải gồng mình chống chọi với môi trường bị ô nhiễm.

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Người dân được tiếp cận kiến thức môi trường


Ngày 16-3 tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức tọa đàm “Sự tham gia của cộng đồng và tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường: Kinh nghiệm thực tiễn và nhu cầu thể chế hóa cho thực thi Luật Bảo vệ môi trường”.

Thay đổi nhận thức

Đóng góp ý kiến cho việc cụ thể hóa sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư đối với các dự án môi trường, TS Đào Trọng Hưng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho rằng khâu tổ chức để cộng đồng tham gia là đặc biệt quan trọng và hoàn toàn không dễ thực hiện. “Chúng tôi đã nghiên cứu 13 năm nay về việc triển khai các dự án sinh kế, môi trường tại 2 xã ở tỉnh Hòa Bình; tổ chức chăn nuôi sạch, trồng nấm sạch, làm du lịch… nhưng làm mãi vẫn cứ không đạt kết quả như mong muốn. Địa phương treo cờ, làm khẩu hiệu tốt nhưng thu gom rác thì mãi không được” - ông Hưng chỉ ra thực tế. Theo ông, để có thể triển khai hiệu quả những dự án môi trường, cần đưa các nội dung đó vào nghị quyết của địa phương từ cấp xã trở lên thì mới có tác dụng. “Hệ thống quản lý nhà nước và địa phương đều làm theo mệnh lệnh từ trên xuống, hoàn toàn trên văn bản mà không gắn vào thực tiễn. Vậy phải làm việc với địa phương để đưa nội dung môi trường vào các văn bản quyết sách thì trên nói dưới mới nghe” - ông Hưng nói.

Theo TS Dương Hồng Thanh, đại diện Thanh tra Chính phủ, người dân ở ngay các TP lớn vẫn còn có suy nghĩ việc bảo vệ môi trường là của nhà nước chứ không phải của mình mặc dù cái được của hoạt động giám sát là rất lớn. “Tham nhũng trong vấn đề môi trường không chỉ khiến nhà nước thiệt hại mà người dân cũng thiệt hại. Vậy phải tìm cách để người dân được giám sát các dự án. Trước tiên, phải để người dân biết được quyền và trách nhiệm của mình thông qua truyền thông, tập huấn, tham gia mô hình thí điểm” - ông Thanh góp ý.

Cần mở rộng đối tượng

Yêu cầu làm rõ hơn về đối tượng tham vấn trong các thông tư hướng dẫn tới đây, bà Nguyễn Hoàng Phượng, đại diện PanNutre, đề nghị xem xét đến việc người dân sống quanh khu dự án bị tác động đến các vấn đề sinh kế, khói bụi, đường sá hư hỏng, khí thải, tiếng ồn… “Thường đối tượng được tham vấn là những người mất đất trong các dự án. Tuy nhiên, thực tế họ chuyển đến chỗ khác và được đền bù, còn những người ở lại xung quanh khu vực đó mới phải chịu tác động về môi trường. Vậy họ có được tham vấn không? Thông tư cần làm rõ điều này” - bà Phượng đề xuất.

Những dự án lớn có tác động đến môi trường cần sự tham vấn của người dân. Trong ảnh: Thủy điện Đồng Nai 2 thuộc tỉnh Lâm Đồng Ảnh: THU SƯƠNG

Đánh giá cao điểm mới với sự tham gia của xã hội vào Luật Bảo vệ môi trường nhưng GS Lê Thạc Cán (Viện Môi trường và Phát triển bền vững - Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường) vẫn chỉ ra điểm cần làm rõ trong nội dung này. Theo đó, chủ đầu tư trước khi thực hiện dự án phải tham vấn cơ quan nhà nước, tổ chức cộng đồng, tổ chức xã hội nghề nghiệp. “Quy định là khi đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thì chủ dự án phải tham vấn nhưng chủ dự án lại có quyền quyết định còn công dân thì không. Vậy có mâu thuẫn? Hơn nữa, luật quy định chủ đầu tư xin ý kiến UBND cấp xã về ĐTM trong 15 ngày liệu có đủ để thực hiện?” - GS Cán đặt vấn đề.

Giải thích rõ thêm về ĐTM, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Mai Thanh Dung cho biết tham vấn là quá trình dài, thực hiện liên tục và dần dần hình thành bản ĐTM chứ không phải trong ngày một ngày hai có thể làm được. “Còn 15 ngày UBND xã có ý kiến tham vấn là sau khi đã có báo cáo hoàn chỉnh ĐTM, cần ý kiến chính thức bằng văn bản của địa phương để hoàn thành. Khi UBND xã đã có ý kiến thì phải chịu trách nhiệm với ý kiến của mình” - ông Dung giải thích.

Ông Dung cũng thừa nhận thực tế là trong khi trình bày về ĐTM, hoàn toàn có khả năng doanh nghiệp sẽ làm nhẹ đi các tác động đến môi trường để người dân, xã hội yên tâm, cơ quan nhà nước cấp phép. “Nếu luật giao cho tổ chức độc lập hoặc nhà nước đánh giá thì có thể sẽ khác nhưng nhà nước không thể ôm hết các dự án đầu tư phát triển trong cả nước mà chỉ thẩm định xem xét thôi” - ông Dung phân trần.

Cụ thể hơn, vị phó tổng cục trưởng lấy ví dụ dự án thủy điện Sơn La với quy mô rất lớn, làm 100.000 người dân mất đất, mất nhà, mất nghề nghiệp. Vậy có tham vấn tất cả bằng đấy người không? Trong luật thì quy định ai bị ảnh hưởng đều phải hỏi ý kiến tham vấn nhưng có làm được không, tham gia ở mức độ nào?
Theo người dân nằm trong khu vực đền bù và giải tỏa của các dự án lớn vẫn chưa hiểu rõ về các quy đinh pháp luật rõ ràng về vấn đề đền bù thỏa thích. Nhiều hộ dân vẫn chưa được đền bù thỏa thích và sự chênh lệch giữa các hộ dân trong khu vực đền bù và giải tỏa còn khác lớn, làm cho nhiều người dân không đồng tình và chống chế. Vì vậy bên ban dự án cần có lời giải đáp thích hợp và hợp pháp.
Nên có phản biện của các nhà khoa học

Đại diện Hội Hóa học Việt Nam, ông Chử Văn Nguyên, cho rằng việc tham vấn người dân về đất đai, sinh kế, ruộng vườn là chưa đủ mà còn phải quan tâm đến công nghệ, thiết bị tại các dự án đã bảo đảm an toàn môi trường chưa. “Mầm mống tác động đến môi trường có từ khi chọn công nghệ nhưng lúc vận hành mới thể hiện ra. Vì vậy, nên có phản biện của các nhà khoa học bằng văn bản để bảo đảm tính trách nhiệm, khách quan” - ông Nguyên đề xuất.

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Bắt buộc đánh giá tác động môi trường đối với dự án Xi măng, clinker

Bắt buộc đánh giá tác động môi trường đối với dự án Xi măng, clinker
Với mục tiêu phát triển ngành xi măng công nghiệp VN đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước, trở thành một ngành công nghiệp mạnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, Với Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng VN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ đưa ra quyết định phê duyệt tạo điều kiện để thị trường xi măng sẽ có những chuyển biến mới, rất có tiềm năng phát triển và vươn xa hơn.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Cụ thể, Bắt buộc phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án xây dựng cơ sở sản xuất xi măng, sản xuất clinker có công suất từ 100.000 tấn clinker/năm 

Các dự án xi măng phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường.


Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản, tài liệu của hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; xây dựng, ban hành hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường chuyên ngành.
Trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, Nghị định cũng quy định các dự án xây dựng cơ sở sản xuất gạch, ngói có công suất từ 100 triệu viên gạch, ngói quy chuẩn/năm trở lên; dự án xây dựng cơ sở sản xuất tấm lợp fibro xi măng có công suất 500.000m2 tấm lợp fibro xi măng/năm trở lên; dự án xây dựng cơ sở sản xuất gạch ốp lát các loại có công suất 500.000m2/năm trở lên; dự án xây dựng cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng khác có công suất 50.000 sản phẩm/năm trở lên; dự án sản xuất bê tông nhựa nóng, bê tông thương phẩm các loại… phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường và các thông tin, số liệu được sử dụng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, chính phủ quy định, chủ dự án có trách nhiệm đánh giá tác động môi trường theo quy định tại điều 19 Luật Bảo vệ môi trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện.

Người có thể chảy máu xanh bạn có tin ?

Chảy máu xanh ? Bạn có tin không tôi thì có vì đã chứng kiến một ca phẫu thuật ở Canada , các chuyên gia phẫu thuật và cả tôi rất đỗi ngạc nhiên khi thấy một bệnh nhân đang mổ chảy ra máu màu xanh lá cây thẫm, giống hệt một nhân vật trong bộ phim khoa học viễn tưởng mà tôi đã từng xem.



Nhân vật Spock trong bộ phim nổi tiếng Star Trek là người có máu màu xanh.

Theo các bác sĩ tại bệnh viện St Paul, Vancouver, Canada, cách đây vài năm tiếp nhận một bệnh nhân cần mổ chân. Người đàn ông 42 tuổi này đã ngủ quên trong tư thế ngồi, khiến chân không được lưu thông máu và có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khi bắt đầu phẫu thuật, máu của bệnh nhân chảy ra có màu xanh. Các bác sĩ đã tìm hiểu và phát hiện ông này sử dụng thuốc điều trị chứng đau nửa đầu sumatriptan với liều lượng lớn, 200 mg một ngày.

Lượng thuốc gây ra một tình trạng hiếm và nguy hiểm, có tên sulfhaemoglobinaemia. Nghĩa là lưu huỳnh trong thuốc kết hợp với hợp chất hemoglobin vận chuyển oxy trong các tế bào hồng cầu, khiến máu không còn khả năng liên kết với oxy. Hậu quả là máu chuyển màu từ đỏ tươi sang màu xanh lá cây hoặc màu xanh tối.

Nhóm chuyên gia đã thực hiện phẫu thuật chân cho người đàn ông và giảm dần liều lượng sử dụng thuốc đau đầu sumatriptan. Họ cho biết, nếu không khắc phục kịp thời, thì việc đó sẽ gây tổn thương các mô bên trong và làm tổn hại đến hệ thống thần kinh.

Theo tiến sĩ Alana Flexman làm việc ở Bệnh viện St Paul, bệnh nhân đã hồi phục và ngưng hẳn việc dùng thuốc sumatriptan sau khi xuất viện.5 tuần sau liều dùng thuốc đau nửa đầu cuối cùng, máu của bệnh nhân trở về màu đỏ tươi như bình thường.

Vâng bênh nhân này có màu máu y hệt như nhân vật Spock trong bộ phim khoa học viễn tưởng Star Trek. Máu của nhân vật này chứa hợp chất đồng đỏ chứ không phải sắt như người bình thường.