Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Tẩy chất độc dioxin cần trên 250 triệu

Chất độc hóa học do lính Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đã được văn phòng ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả vào ngày 21-10 phối hợp với chương trình phát triên UNDP tổ chức hôi thảo "Đánh giá thực trạng ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa."


Khảo sát hiện trạng ô nhiễm tại sân bay Biên Hòa.



Trên 250.000 m3 đất bị ô nhiễm

Theo Văn phòng Ban Chỉ đạo 33, trong chiến tranh tại Việt Nam (từ tháng 12-1969 đến tháng 3-1970), ở sân bay Biên Hòa đã để xảy ra 4 vụ tràn chất độc hóa học từ các bể chứa. Trong đó, 2 vụ tràn chất trắng với khối lượng 2.500 lít; 2 vụ tràn chất da cam với khối lượng 25.000 lít.

Các chuyên gia ước tính tại đây có khoảng trên 75.000 m3 đất bị ô nhiễm. Thế nhưng, kết quả khảo sát mới đây nhất cho thấy khối lượng đất, trầm tích nhiễm chất độc hóa học ở đây có thể lớn hơn 250.000 m3, trong điều kiện có kinh phí cũng phải mất hơn 5 năm mới xử lý hết ô nhiễm.

Cũng theo Ban Chỉ đạo 33, từ khi lượng lớn chất trắng và chất da cam từ các bể chứa bị tràn ra ngoài đến một thời gian dài sau đó, nồng độ dioxin trung bình tại sân bay Biên Hòa được xác định là khoảng hơn 35.000 ppt; nồng độ dioxin trong máu của những người thường xuyên tiếp cận với “điểm nóng” này, đặc biệt là những người đánh bắt cá trong sân bay Biên Hòa là 2.000 ppt, trong khi tỉ lệ cho phép của WHO là 10 ppt. Đây là những yếu tố để xác định sân bay Biên Hòa bị ô nhiễm dioxin nặng nhất, lâu nhất và lớn nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới.

“Khoảng 250.000 m3 đất tại TP Biên Hòa bị ô nhiễm dioxin với nồng độ từ 1.000 ppt đến hơn 1 triệu ppt” - ông Lê Kế Sơn, Giám đốc Ban Chỉ đạo 33, nói.

Khó và lâu dài

Theo đại diện Bộ Quốc phòng, những năm qua, với nguồn kinh phí khoảng 73 tỉ đồng, bộ đã xử lý gần 100.000 m3 đất trên diện tích 4,3 ha bằng phương pháp chôn lấp cô lập, cách ly hoàn toàn đất nhiễm với môi trường bên ngoài, ngăn không cho dioxin phát tán vào môi trường.

Ông Bakhodir Burkhanov, Phó Giám đốc UNDP, cũng cho biết từ năm 2009, UNDP đã tăng cường hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam nhằm xử lý ô nhiễm dioxin ở các điểm nóng. Tại TP Biên Hòa, UNDP đã tiến hành đánh giá ô nhiễm dioxin ở các khu vực trong sân bay để xác định quy mô và phạm vi của ô nhiễm, đồng thời thử nghiệm 3 công nghệ xử lý dioxin tiềm năng trong phòng thí nghiệm cũng như trên thực tế, hoàn thành các biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn sự lây lan của dioxin đến các vùng xung quanh.

Tuy nhiên, ông Lê Kế Sơn lưu ý trong khi nhiều nước trên thế giới đã áp dụng công nghệ sinh học, hóa học đểxử lý dioxin thì ở Việt Nam, do mức độ ô nhiễm quá nặng, diện tích ô nhiễm lớn và thời tiết khắc nghiệt nên những công nghệ này khi đem thực hiện đều không mang lại thành công như mong muốn.

“Với khối lượng đất, trầm tích được ước tính bị ô nhiễm, chúng ta phải cần đến khoản kinh phí trên 250 triệu USD mới có thể xử lý trong thời gian nhiều năm” - ông Sơn khẳng định.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét